Sông băng Thwaites tan nhanh gây ảnh hưởng khí hậu toàn cầu
Đời sống

Sông băng Thwaites tan nhanh gây ảnh hưởng khí hậu toàn cầu

Các nhà nghiên cứu khí hậu đến từ Đại học Hoa Kỳ cảnh báo quá trình tan nhanh sông băng ở Nam Cực có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn đối với khí hậu toàn cầu.

Báo Dân trí (Việt Nam) ngày 10/9/2022 đưa tin, chuyên gia cảnh báo, tốc độ tan nhanh ở sông băng Thwaites Glacier (Châu Nam Cực) sẽ gây nên nhiều thảm họa khó lường cho toàn nhân loại.

Thwaites Glacier là một trong những sông băng lớn nhất khu vực Nam Cực. Với chiều cao 6km, dài 600km và rộng trên 120km, nó giữ vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng ở vùng phía Tây Nam Cực, được xem như “chiếc nêm” (vật hình lăng trụ, mặt đáy tam giác) nhằm mục đích cố định, ngăn quá trình trôi dạt của các sông băng khác, đồng thời giúp hành tinh duy trì cân bằng địa chất.

Sông băng Thwaites tan nhanh gây ảnh hưởng khí hậu toàn cầu

Sông băng Thwaites Glacier ở Nam Cực (Nguồn: Dân trí)

Song, vấn đề băng tan hằng năm là nguyên nhân khiến 4% mực nước biển dâng cao. Cộng hưởng cùng tình trạng biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu, con số trên từng có thời gian chạm ngưỡng gần 25%. Vì thế, những nhà khoa học đánh giá,  sông băng lớn nhất Nam Cực đang trong giai đoạn “sụp đổ” vô cùng nhanh chóng.

Cụ thể, dựa vào số liệu thống kê mới đây từ chuyên gia Đại học Nam Florida (Hoa Kỳ), công trình cho thấy sông băng Thwaites đang tan chảy nhanh hơn gấp nhiều lần so với tính đoán trước đó. Tương lai không xa, mực nước biển dự kiến có thể dâng cao gần 3m. Đồng thời, việc biến mất các sông băng xung quanh cũng tác động không nhỏ đến 40% cư dân sống quanh bờ biển (khoảng 100km trở lại). Đó là lý do vì sao Thwaites được mệnh danh là “sông băng ngày tận thế”.

Nhà địa vật lý biển Alastair Graham - Tác giả chính của nghiên cứu trên cho biết, nhóm họ phát hiện từng có thời điểm (chưa xác định) trong vòng 200 năm qua, rìa sông băng Thwaites đã trôi dạt với tốc độ 2,1km/năm sau khi tách khỏi rặng núi đá dưới đáy biển. Rặng đá này thường đóng vai trò như mỏ neo cố định tảng băng. Nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ sông băng Thwaites cao hơn điểm đóng băng khoảng 1 - 2 độ C, khi dòng chảy xâm nhập bên trong, chúng sẽ bào mòn “chiếc neo” (rặng đá) và khiến quá trình trôi dạt xảy ra nhanh chóng.

Như đã đề cập trước đó, sông băng Thwaites là chiếc nêm “giữ chân” các sông băng khác ở Nam Cực. Do đó, khi nó biến mất hoặc vỡ ra, những sông băng lân cận có thể bị cuốn trôi khiến nước biển dâng cao (lũ lụt), tác động đến nhiệt độ toàn cầu (biến đổi khí hậu), gây nên thảm họa sóng thần quy mô toàn cầu, tăng ngập mặn đại dương cùng nhiều hậu quả không mong muốn khác.

Thái Sơn (TH)

Bình luận