Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài
Bạn đọc

Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài

Thời gian qua, việc lừa đảo bằng phương pháp chuyển tiền, nhận quà từ bạn bè quen biết qua mạng xã hội ngày càng phổ biến. Không ít đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Mặc dù chính quyền đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo, song thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này ngày càng tinh vi, phức tạp khiến không ít người vẫn tiếp tục “sập bẫy”.

Vào tháng 3/2021, một phụ nữ tên H. (thành phố Hồ Chí Minh) trình báo bị lừa gần 2,5 tỷ VNĐ khi thanh toán nhận kiện hàng từ một người đàn ông tự xưng là quân nhân Syria, cho biết có chứa có 700 nghìn USD. Trong quá trình chờ nhận hàng, chị H. liên tục bị người lạ yêu cầu thanh toán phí vận chuyển, “lót tay” hải quan, bảo hiểm hàng hóa,... Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thanh toán, chị H. vẫn không thể nhận hàng và mất hoàn toàn liên lạc với đối tượng.

Cùng thời điểm, một phụ nữ khác tên M. (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết bị một đối tượng quen qua mạng lừa mất 27.000 USD. Đối tượng này cũng tự xưng là người nước ngoài, đang làm việc tại LHQ và gửi hàng nhờ chị M. nhận hộ. Với thủ đoạn tương tự, một tài khoản thư điện tử đã lừa chị M. chuyển tiền với lý do làm thủ tục thông quan.

Hiện nay, hành vi lừa đảo của những đối tượng này ngày càng tinh vi và phức tạp, điển hình như vụ việc mới đây của chị L. (thành phố Hồ Chí Minh). Cụ thể, đầu tháng 5/2022, chị L. có quen John Kelvin - thanh niên tự nhận đang sống tại Anh, qua ứng dụng WhatsApp. Qua thời gian trò chuyện, lấy lý do cảm mếm, Kelvin thông báo đã gửi quà cho chị L. về Việt Nam, tiết lộ bên trong thùng hàng có quần áo, dày dép,… cùng 1 triệu USD tiền mặt. Những ngày sau đó, Kelvin và đồng bọn (những người tự xung là nhân viên Global Logistisc) liên tiếp yêu cầu, hối thúc, đe dọa chị L. thanh toán tiền vận chuyển, bảo hiểm hàng, chuyển đổi tiền tệ, “lót tay” hải quan,… với giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài

Sau thời gian trò chuyện, người tự xưng John Kelvin đã dùng cách gửi quà để lừa tiền chị L.

Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài

Những tin nhắn đe dọa, hối thúc yêu cầu thanh toán để nhận hàng từ Kelvin và đồng bọn

Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài

Số tiền hơn 1 tỷ đồng chị L. đã chuyển để nhận quà từ Kelvin

Cứ tưởng thanh toán xong số tiền trên sẽ nhanh chóng nhận được “quà”, song chị L. lại được một thư điện tử có tên [email protected] tự xưng là dịch vụ khách hàng cơ sở của Ngân hàng Fortune Châu Á gửi email yêu cầu cung cấp thông tin mở tài khoản nhận tiền. Đường link email này thể hiện con số “1 triệu” nhưng không hiển thị đơn vị tiền tệ. Khi thử thực hiện giao dịch, hệ thống chỉ dừng lại ở yêu cầu xác thực mã OTP. Qua trao đổi, chủ email này buộc chị L. phải chuyển thêm 30.000 USD để được cấp mã. Tới đây, chị L. mới nhận ra bản thân đã trở thành nạn nhân của những đối tượng lừa đảo.

Khó lường trước thủ đoạn lừa đảo nhận hàng từ nước ngoài

Nếu muốn nhận 1 triệu (không rõ đơn vị tiền tệ) tài khoản email buộc chị L. thanh toán thêm 300 triệu để… lấy mã OTP

Tuy phương pháp lừa đảo này không mấy mới lạ, phần lớn đối tượng đều tiếp cận nạn nhân trên những nền tảng phổ biến (Facebook, Zalo, WhatsApp). Khi chiếm được niềm tin từ người dùng, đối tượng sẽ sử dùng phương pháp tặng quà, đồng thời phối hợp cùng nhiều cá nhân, tổ chức ẩn danh khác dụ dỗ nạn nhân thanh toán phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, “lót tay” hải quan,… Nhận thấy không thể tiếp tục lừa tiền, các đối tượng này sẽ khóa tài khoản, chặn nạn nhân.

Mặc dù cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân, song vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phụ nữ đang là nạn nhân chính của những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản từ nước ngoài. Cơ quan chưc năng cần có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn việc tiếp diễn tình trạng trên, giúp người bị hại lấy lại tài sản, đảm bảo an toàn, trật tự trị an xã hội.

Thái Sơn (TH)

Bình luận