Hoa Kỳ: Những tín hiệu tích cực từ cuộc khảo sát thị trường lao động tháng 3
Tin Hoa Kỳ

Hoa Kỳ: Những tín hiệu tích cực từ cuộc khảo sát thị trường lao động tháng 3

Ghi nhận trong tháng 3/2024, nhu cầu tìm việc của lao động trên khắp đất nước đạt mức kỷ lục cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, lương bảo lưu trung bình (average reservation wage) - khoản tiền thấp nhất mà lao động chấp nhận khi phỏng vấn nhận việc ghi nhận vẫn có sự tăng trưởng.

Theo khảo sát “đánh giá tuân thủ tiêu chuẩn” (Standard Compliance Evaluation, viết tắt: SCE) gần đây từ Trung tâm dữ liệu kinh tế vi mô (Center for Microeconomic Data) - cơ quan nghiên cứu tài chính thuộc Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (New YorkFederal Reserve Bank of New York), tỷ lệ cá nhân có nhu cầu tìm kiếm việc làm đã tăng thêm 2%, từ mức 23,1% (tháng 11/2023) lên đến 25,1% (tháng 3/2024).

Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua tính từ tháng 3/2014. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ trên được các chuyên gia nhận định có đóng góp không nhỏ của phần lớn người lao động là nam giới, độ tuổi trên 45 cùng những người chưa có việc làm, sở hữu ít nhất một bằng đại học.

Hoa Kỳ: Những tín hiệu tích cực từ cuộc khảo sát thị trường lao động tháng 3

Nhu cầu việc làm trong tháng 3 tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục (Nguồn: U.S. Department of Labor)

Báo cáo về thị trường lao động SCE được Trung tâm thực hiện mỗi 4 tháng, lần gần nhất là vào tháng 11/2023. Báo cáo được triển khai theo hình thức khảo sát, dưới dạng mô-đun luân phiên (nhiều dữ liệu độc lập kết hợp với nhau để tạo nên tổng thể hoàn chỉnh). Dữ liệu được cập nhật trực tuyến sau khi có kết quả và thông cáo báo chí hàng năm của Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) tại New York. Mục đích nhằm nêu bật những thay đổi và xu hướng đáng chú ý đối với thị trường lao động, nhu cầu việc làm.

Thông thường, khi nhu cầu lao động tăng cao, “cơn khát” việc làm có thể dẫn để rủi ro việc đơn vị tuyển dụng hạ thấp mức lương bảo lưu trung bình, lương thưởng hay thậm chí là phúc lợi ngoài lương nhằm tăng tính cạnh tranh và cân bằng cung - cầu. Theo đó, ghi nhận sự hài lòng với thưởng và phúc lợi ngoài lương của người lao động khi được khảo sát đã giảm lần lượt là 3,1 và 3,7%. Mức độ hài lòng với cơ hội thăng tiến ở công việc hiện tại của người phỏng vấn về cơ bản không đổi.

Tuy nhiên, trong bối cảnh giá tiêu dùng cũng như chi phí dịch vụ, phúc lợi xã hội (y tế, nhà ở,…) tăng vọt, người lao động dường như cũng có những tiêu chuẩn riêng và đòi hỏi hơn về khoản tiền thực nhận ban đầu khi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Ghi nhận mức lương thấp nhất người lao động sẵn sàng chấp nhận khi bắt đầu công việc mới đã tăng lên 81.822 USD - mức tăng trưởng rõ rệt nếu so với con số 73.391 USD vào tháng 11/2023.

Trong nhóm cá nhân tham gia khảo sát, mức tăng này thể hiện cụ thể nhất ở đối tượng nam giới, những người từ 45 tuổi trở xuống và những cá nhân có thu nhập hộ gia đình hàng năm trung bình trên 60.000 USD.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch khi khả năng làm việc của người trên 62 tuổi đã giảm xuống mức thấp mới (45,8%). Đồng thời, khả năng làm việc trung bình của người trên 67 tuổi cũng giảm còn 31,2% vào tháng 3/2024.

Khách quan nhìn nhận, thị trường lao động đang có những tín hiệu tích cực khi nhu cầu việc làm tăng mạnh, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch, đòi hỏi của người lao động về mức lương cơ bản tăng cao. Trong khi đó, sự hài lòng đối với thỏa thuận về lương thưởng, phúc lợi ngoài lương giảm nhưng không đáng kể, đồng thời mức độ hài lòng với cơ hội thăng tiến không có nhiều thay đổi.

Kelvin Huynh

Bình luận