Ý thúc đẩy EU gỡ thẻ vàng thủy sản cho Việt Nam
Tin Việt Nam

Ý thúc đẩy EU gỡ thẻ vàng thủy sản cho Việt Nam

Đó là tuyên bố của ông Francesco Lollobrigida - Bộ trưởng Bộ Chính sách Nông nghiệp, Chủ quyền lương thực và Lâm nghiệp (Ministry of Agricultural, Food and Forestry Policies) Ý trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 1/3 vừa qua, ở thủ đô Hà Nội (Việt Nam).

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ (Việt Nam) đăng tải ngày 1/3, Bộ trưởng Bộ Chính sách Nông nghiệp, Chủ quyền lương thực và Lâm nghiệp Ý (viết tắt: Bộ trưởng) Francesco Lollobrigida vừa có buổi trao đổi về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp cùng Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Hoạt động ngoại giao nhân chuyến ghé thăm Hà Nội của tùy viên nông nghiệp phía chính quyền Roma (thủ đô nước Ý).

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Francesco Lollobrigida đánh giá, Việt Nam có tiềm năng và thế mạnh đặc biệt lớn trong phát triển nông nghiệp. Vì thế, phía chính quyền Roma mong muốn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ, máy móc, các thành tựu về canh tác cây trồng, vật nuôi với Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng, tăng gia sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần giảm phát thải ròng.

Ý hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong liên minh châu Âu, chỉ sau Đức và Hà Lan. Trong khi đó, chính quyền Hà Nội cũng là đối tác thương mại hàng đầu của nước này ở ASEAN.

Ý thúc đẩy EU gỡ thẻ vàng thủy sản cho Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ý Francesco Lollobrigida (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ)

Để ứng phó trước những thách thức toàn cầu hiện tại, Ý muốn trở thành đối tác lớn nhất của Việt Nam trong EU về lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời, đại diện phía chính quyền Roma mong muốn các sản phẩm nông nghiệp nước này sẽ có mặt nhiều hơn tại thị trường Việt Nam và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Francesco Lollobrigida cho biết, sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan liên quan trong khối EU nhằm giúp Việt Nam gỡ thẻ vàng thủy sản (IUU) thời gian sớm tới.

Cụm từ IUU là viết tắt của “Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing” để chỉ hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Từ năm 2017, cho rằng thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào EU vi phạm IUU, Ủy ban đã đưa ra thẻ phạt cảnh cáo (thẻ vàng). Điều này khiến kim ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng thủy sản vào châu Âu giảm mạnh, chỉ còn xếp thứ thứ 5 sau Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và ASEAN, theo thông tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Về phía chính quyền Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính Thủ tướng hy vọng đôi bên tiếp tục tăng cường hợp tác, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Không chỉ ở lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam - Ý cần triển khai hợp tác song phương về khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực, chế biến, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, văn hóa, thể thao, du lịch,…

Liên quan đến nguyện vọng mở đường cho nông sản Ý tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, Chính phủ Phạm Minh Chính Thủ bày tỏ thái độ hoan nghênh, đồng thời cho biết Việt Nam là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng đề nghị hai nước có thể nghiên cứu, kết nối hợp tác giữa các vùng, địa phương trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.

Danny Tran

Bình luận