Hạ viện thông qua hỗ trợ Ukraine, tín hiệu cho thấy sự đồng thuận giữa hai đảng phái?
Tin Quốc Tế

Hạ viện thông qua hỗ trợ Ukraine, tín hiệu cho thấy sự đồng thuận giữa hai đảng phái?

(TAP) - Mới đây, Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua một số dự luật, bao gồm: Cung cấp viện trợ Israel; bổ sung an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; tăng cường kiểm soát TikTok và hỗ trợ kinh tế, quốc phòng Ukraine. Đây có thể xem là bước ngoặt trong việc đạt đồng thuận giữa hai đảng phái khi trước đây Dân chủ (Thượng viện) và Cộng hòa (Hạ viện) từng chia rẽ về vấn đề có nên tiếp tục tài trợ Kyiv?

Theo nội dung Hạ viện Hoa Kỳ (United States House of Representatives) đăng tải ngày 20/4 vừa qua (giờ địa phương), các dự luật kể trên bước đầu đạt được sự nhất trí, đồng thuận từ các thành viên Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện. Đồng thời, sẽ được tổng hợp thành một bản duy nhất gửi đến Thượng viện phê chuẩn, sau đó chuyển tới Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Hạ viện thông qua hỗ trợ Ukraine, tín hiệu cho thấy sự đồng thuận giữa hai đảng phái?

Hạ viện vừa thông qua một số dự luật sau cuộc họp tại Điện Capitol vào ngày 19/4 (Nguồn: U.S. Capitol - Visitor Center)

Trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 47 đang đến gần, với những chia rẽ sâu sắc giữa hai đảng phái về vấn đề tiếp tục viện trợ nước ngoài hay tăng cường chi tiêu giải quyết an ninh quốc gia khiến động thái mới đây của Hạ viện làm nhiều chuyên gia, nhà quan sát chính trị bất ngờ. Như vậy, nếu được thông qua những đạo luật này sẽ bao gồm:

Thứ nhất, Đạo luật phân bổ bổ sung an ninh Ukraine năm 2024 (Ukraine Security Supplemental Appropriations Act, 2024): Dự luật cung cấp khoản phân bổ cho mục đích như hỗ trợ hoạt động quân sự hiện tại của Hoa Kỳ tại chiến trường Ukraine; hỗ trợ An ninh, thay thế các vật tư quốc phòng cung cấp cho Kyiv; hoàn trả cho Bộ Quốc phòng (Department of Defense, viết tắt: DOD) các khoản kinh phí dịch vụ quốc phòng và đào tạo cung cấp cho Ukraine; chương trình tài trợ quân sự nước ngoài, hỗ trợ kinh tế cho người dân, người nhập cảnh, công dân bị ảnh hưởng; kiểm soát và thực thi pháp luật liên quan đến vấn đề ma túy, tội phạm ma túy quốc tế cũng như các chất đồng vị (tương tự ma túy).

Dự luật cũng có các điều khoản giúp mở rộng thẩm quyền của Tổng thống trong việc chuyển giao vật phẩm và dịch vụ quốc phòng từ sang nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế, như: Yêu cầu Tổng thống chuyển Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa cho Ukraine; yêu cầu ký thỏa thuận với Ukraine về việc hoàn trả cho Hoa Kỳ khoản hỗ trợ kinh tế đã cung cấp; thiết lập yêu cầu giám sát và báo cáo khác nhau đối với các khoản hỗ trợ;…

Thứ hai, Đạo luật phân bổ bổ sung an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2024 (Indo-Pacific Security Supplemental Appropriations Act, 2024): Dự luật này bổ sung các khoản kinh phí mà DOD và Bộ Ngoại giao (Department of State) Hoa Kỳ từng cung cấp cho Đài Loan và các quốc gia hỗ trợ Đài Loan. Qua đó, cải thiện cơ sở công nghiệp tàu ngầm, tăng cường năng lực chi tiêu theo “Đạo luật Sản xuất Quốc phòng Mua hàng, Quốc phòng” (Defense Production Act Purchases, Defense); những chương trình tài trợ quân sự nước ngoài;…

Dự luật cũng mở rộng thẩm quyền của Tổng thống trong việc chuyển giao các vật phẩm và dịch vụ quốc phòng từ DOD sang nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, Đạo luật phân bổ bổ sung an ninh của Israel 2024 (Israel Security Supplemental Appropriations Act, 2024): Mục đích hỗ trợ hoạt động quân sự hiện tại của Hoa Kỳ quanh dải Gaza; thay thế vật phẩm quốc phòng được cung cấp Israel; hoàn trả DOD các khoản dịch vụ quốc phòng và đào tạo được cung cấp cho Israel; mua hệ thống phòng thủ Iron Dome, David's Sling và Iron Beam của Israel nhằm chống lại mối đe dọa về tên lửa tầm ngắn; mua sắm hệ thống vũ khí tiên tiến, vật phẩm quốc phòng và dịch vụ quốc phòng cho Israel thông qua chương trình tài trợ quân sự nước ngoài; hỗ trợ di cư, tị nạn và hỗ trợ nhân đạo; kiểm soát ma túy quốc tế và thực thi pháp luật; gìn giữ hòa bình, an ninh tại các cơ sở ngoại giao Hoa Kỳ;…

Thứ tư, Đạo luật Hòa bình thông qua sức mạnh thế kỷ 21 (21st Century Peace through Strength Act): Điểm đáng chú ý trong dự luật chính là việc yêu cầu Công ty TNHH ByteDance Bắc Kinh (Beijing Bytedance technology company Limited) - doanh nghiệp sở hữu nền tảng mạng xã hội TikTok bán lại ứng dụng này. Giữ nguyên quan điểm, Hạ viện cho rằng “TikTok” là ứng dụng được kiểm soát bởi đối thủ nước ngoài. Thuật ngữ chỉ những trang web, ứng dụng công nghệ được vận hành, trực tiếp hoặc gián tiếp bởi Chính phủ quốc gia bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

Kelvin Huynh

Bình luận